Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

Cây Lô Hội là gì?

Cây Lô hội hay còn gọi là Cây Nha đam, Long tu , là một loài cây thuộc chi Lô hội, có lẽ có nguồn gốc từ Bắc Phi.
Theo truyền thuyết Ai Cập thì nữ hoàng Cléopâtre đã sử dụng nha đam để tạo ra một làn da mịn màng, tươi tắn. Còn đại đế Hy Lạp Alexandros đã dùng nha đam để chữa vết thương cho binh lính của mình trong những cuộc viễn chinh. Những dòng chữ tượng hình và những hình vẽ còn lưu lại trên những bức tường ở những đền đài Ai Cập cho thấy cây nha đam đã được biết đến và sử dụng cách đây hơn 3000 năm. Cho đến tận ngày hôm nay con người đã chứng minh và khẳng định được vai trò của cây nha đam trong cuộc sống con người. Cụ thể hơn là trong lĩnh vực dược phẩmthực phẩm và mỹ phẩm.
Chi Aloe gồm những cây sống được nhiều năm, thân có thể hóa gỗ, phần trên lá tập trung thành hình hoa thị. Khi ra hoa thì trục hoa nhô lên ở giữa bó lá. Lá có hình mũi mác dày, mọng nước. Trong lá có chứa nhiều chất nhầy vì thế có thể giữ nhiều nước làm cho cây thích ứng được nơi khô hạn.

Các thành phần hóa học

Chất nhựa trong suốt trong lá nha đam còn được gọi là "lô hội". Chất nhựa của nha đam khi cô đặc lại sẽ có màu đen (còn gọi là Aloès). Phân tích thành phần nhựa lấy từ lá nha đam, các nhà nghiên cứu tìm thấy các chất sau:
  1. Hợp chất Anthraquinon: Đây là thành phần có tác dụng của nha đam bao gồm:
    • Aloe Emodin (chất này không có trong dịch tươi nha đam). Trong nhựa khô, Aloe Emodin chiếm 0,05%-0,5% chất này tan trong ete, cloroform, benzen.
    • Barbaloin: Chiếm 15-30% thành phần nhựa của nha đam. Chất này sẽ tan dần khi để ngoài không khí và ánh sáng. Tan trong nước, cồn, axeton, rất ít trong benzen và cloroform.
    • Aloinosit A, Aloinosit B, Anthranol...
  2. Glycozit, Aloezin, Aloenin...
  3. Chất nhựa: Este của axít cinnamic.
  4. Chất hữu cơ: Monosaccharit, Polysacarit, xenluloza, mannoza, L-rhamnoza v.v
  5. Các vitamin: gồm B1, B2, B6 và axít folic.
  6. Các Enzym: Oxydaza, Lipaza, Amilaza, Catalaza, Allnilaza v.v
  7. Các nguyên tố khoáng vi lượng: Kẽm, kali, magiê, crom, mangan, canxi v.v.